TKH - banner 07

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 4 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Inactive
 
 

Triết Lý Giáo Dục: Kim Chỉ Nam Của Nền Giáo Dục Một Nước

alt

      I - Triết lý giáo dục:   
                                           
      Để rèn luyện và đào tạo con người từ lúc thiếu thời đến khi trưởng thành là một tiến trình giáo dục lâu dài.Nhiệm vụ tối quan trọng cuả nền giáo dục là xây dựng những thế hệ mới,có tinh thần khoa học ,có lối suy nghỉ sáng tạo với một sự tiếp thu cởi mở,tựa trên  nền tảng đạo lý của dân tộc dể giử nước, dựng nước và phát huy truyền thống Văn Hóa ngàn đời của Ông Cha. Muốn đạt được mục đích, nền giáo dục phải có triết lý giáo dục hài hòa.Triết lý đó là kim chỉ nam nhầm đào tạo con người toàn diện.Giáo dục còn là một bộ phận xương sống của Quốc Gia,một bộ phận tối yếu cho dòng sinh mệnh của dân tộc.Vì vậy mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ đều có cái định hướng giáo dục của nó.

    1-Thời Phong  Kiến: 
                  
     Ở nước ta vào thời nầy nền giáo dục tựa trên triết lý :NHÂN, NGHĨA,
LỂ, TRÍ, TÍN làm kim chỉ nam cho hệ thống giáo dục hầu đào tạo một thế hệ biết sống Trung Thực để thành Nhân.Từ đó các thành phần trong xã hội mới sống hài hòa trong tình người để tránh cảnh dối trá, bất công, bất nghĩa ,bất tín, bất nhân…
      Vì thế mà tỷ phú Warren Buffett đã nhắc nhở sinh viên ngày ra trường rằng:” Các em cần tính Trung Thực, sự Thông Minh và và Ý chí để Thành Công. Nhưng nếu các em có tất cả yếu tố sau mà thiếu yế tố đầu (Trung Thực) thì các em sẽ trở thành  những người rất nguy hiểm cho xã hội và các em có khả năng tự hủy diệt”

     2-Giai đoạn chữ Nôm,chữ Quốc Ngữ: 
 
       Đến thời Hoàng Đế Bảo Đại với chương trình giáo dục Phạm Quỳnh đưa Định Hướng Giáo Dục tựa trên triết lý ĐỨC DỤC-THỂ DỤC-TRÍ DỤC mà mục tiêu là đào tạo con mgười có Nhân Cách trong một xác thân khoẻ mạnh và một trí tuệ mimh mẩn sống hài hoà trong tình tự dân tộc.

     3-Giai đoạn Trần Trọng Kim:

        Đến giai đoạn nầy với giáo sư Hoàng Xuân Hản thì nền giáo dục có một chuyển hướng  rộng rải và phổ quát trong toàn xả hội với triết lý:DÂN TỘC-KHOA HỌC-ĐẠI CHÚNG. Định hướng giáo dục nầy nhầm phổ cập đến toàn dân, lòng ái quốc, tình yêu quê hương đất nước với phương châm: “ Học sinh trường ta ngày nay là dân Việt Nam ngày mai”.Theo đó tính Dân Tộc là một giá trị trường tồn và nó phải được bảo vệ bằng mọi giá để chống lại ảnh hưởng ngoại lai hầu bảo tồn nền Văn Hóa Dân Tộc và đồng thời duy trì bản sắc Việt Tộc của mình.

      4-Giai đoạn tiến bộ nhất:
 
        Trong giai đoạn nầy nền giáo dục được áp dụng một triết lý giáo dục rất rỏ nét đó là:NHÂN BẢN-KHOA HỌC-KHAI PHÓNG.
         Ba quan niệm nêu trên làm Kim Chỉ Nam cho nền giáo dục Dân tộc.Triết lý giáo dục nầy đã được triển khai trong công cuộc rèn luyện và đào tạo đúng mức. Dù rằng chưa thật sự hoàn hảo, nhưng nó có một triết lý giáo dục hài hòa, một định hướng giáo dục vững chắc để đào tạo thế hệ con người có tinh thần khoa học, với đầu óc cởi mở, phóng khoáng cùng một thái độ sống phù hợp với nguyên tắc đạo lý. Để hiểu rỏ triết lý giáo dục thời nầy, ta hãy lần lượt xét  ba mục tiêu giáo dục nói trên.

alt

 II - Giáo Dục Nhân Bản: 

           Mục tiêu của nền giáo dục Nhân Bản là nhầm đào tạo và hướng dẫn con người ý thức được mình là con người ,chứ không phải là những vật vô tri vô giác. Đó cũng là đường hướng giáo dục nhầm mục đích rèn luyện bản tính con người để có một thái độ sống phù hợp với nguyên tắc đạo lý mà mọi người thừa nhận:một con người có Nhân Cách.

       Gia Đình, Học Đường, Cuộc Sống Xã Hội là môi trường thiết yếu làm nẩy mầm và phát triển nhân cách của một đứa bé. Trong đó yếu tố quan trọng là Nhân Cách Giáo Dục: sự gương mẫu. Môi trường quanh con trẻ tác động trực tiếp đến tuổi thơ. Những hành động của Cha Mẹ, Thầy Cô, những tư tưởng trong sách vở, cuộc sống xã hội…đã in sâu vào tâm não của con trẻ lúc thiếu thời, nó còn là yếu tố quyết định hình thành một Nhân Cách nơi các em ngay từ tuổi ấu thơ, mới ý thức.

       Chính nhân cách hình thành trong giai đọan đầu đời nầy sẽ bám lấy con trẻ đến khi con trẻ trưởng thành và gắn chặt như hình với bóng trong suốt cả đời người. Từ đó ta nhận thức được sự nguy hại vô cùng to lớn cho đất nước và dân tộc nếu trong suốt một thời gian dài nền giáo dục thiếu tính Nhân Bản .

        Tóm lại giáo dục Nhân Bản còn chính là lòng yêu thương. Có lòng yêu thương cha mẹ sẳn sàng hy sinh cho con cái, Thầy Cô mới tận tụy với nghề THẦY một cách có trách nhiệm, người lảnh đạo mới lo cho dân cho nước.Nhân Bản còn là một triết lý giáo dục đề cao giá trị của con người trong tương quan giửa người và sự vật trong vũ trụ  cũng như giửa người và người.

        Giáo dục Nhân Bản còn giúp con người yêu đất nước và dân tộc mình hay nói một cách khác là Yêu Tha Nhân. Nhưng muốn đạt được điều nầy trước hết ta phải biết quý trọng chính bản thân mình một cách có trách nhiệm để phân biệt đươc cái hư, cái thực, điều xấu, điếu tốt và từ đó ta mới quý trọng và yêu được người quanh mình, dân tộc mình.
Có như thế con người mới hành xử đúng đạo lý khi lảnh trách nhiệm trong guồng máy xã hội và từ đó xã hội mới có cuộc sống hài hòa, dân tộc đoàn kết, đất nước tiến bộ trong tình tự dân tộc.
         Một người không tốt, nếu lảnh đạo đất nước, chắc chắn sẽ là một lảnh đạo tồi! Nhưng để đào tạo con người có Nhân Cách thì không thể một sớm một chiều mà người ta có thể đạt được. Trái lại họ phải được rèn luyện lâu dài qua nền giáo dục Nhân Bản.

3-Giáo Dục Khoa Học:

          Nói đến khoa học là nói đến phương pháp kiểm chứng, thí nghiệm để chứng minh những giả thuyết, lập luận đúng hay sai dựa vào những dữ kiện đã thu thập được  để từ đó lựa chọn, sắp xếp rút ra cái tinh túy của sự việc.

           Nền giáo dục Khoa Học là nền giáo dục tựa trên kiến thức khoa học nêu trên để rút ra cái hay của nền giáo dục Tiên tiến trên thế giới hầu áp dụng một cách thích đáng vào hoàn cảnh xã hội nước ta. Qua đó vấn đề Nhân Sự phải được đào tạo và rèn luyện cũng như sử dụng đúng mức, đúng người, đúng chổ, đúng tài năng nếu không thì tài năng của họ sẽ bị mai một, họ sẽ chán nản, tiêu cực và rồi chúng ta không tận dụng được chất xám để xây dựng đất nước. Hơn nữa ta cũng cần tận dụng chuyên viên giáo dục được đào luyện để nghiên cứu một cách khoa học đường lối giảng dạy, cách soạn sách giáo khoa cho phù hợp với tâm lý và trình độ của từng lứa tuổi, cũng như nội dung chương trình giảng dạy cùng cơ sở vật chất phải thích ứng với sự tiến triển của thời đại một cách khoa học và luôn luôn tựa trên các giá trị Nhân Bản. 

           Khoa học kỷ thuật ngày nay tiến bộ rất nhanh, trong vòng một vài năm mà không cập nhật kiến thức mới thì kiến thức đó sẽ bị lỗi thời! Một học sinh được cung cấp hàng loạt kiến thức với niềm tự mãn về sự hiểu biết của mình mà không biết vận dụng trí tuệ để khai triển kiến thức thì sinh viên đó sẽ cảm thấy mình lạc lõng trong một thế giới thay đổi hằng giờ và đầy biến động như hiện nay.

           Giáo dục Khoa Học là giúp sinh viên có một tiến trình suy luận nhầm tự mình  nhìn sự việc một cách khách quan, khoa học, chấp nhận đương đầu với sự việc hầu tìm cách giải quyết những khó khăn gặp phải bằng cách đem những kiến thức thu thập được áp dụng trong những tình huống thực tế của cuộc sống hằng ngày trong xã hội. Bởi vì những vấn đề cần được giải quyết trong cuộc sống sẽ khác hẳn những vấn đề đã được giải quyết khi còn ở ghế nhà trường. Cùng một bài toán, có thể có nhiều giải đáp, cùng một vấn đề cũng có nhiều cách giải quyết khác nhau! Giáo chức là người có nhiệm vụ hướng dẫn giúp học sinh, sinh viên phải tự mình suy nghĩ ra phương pháp giải quyết của riêng mình.
           Nhưng nếu với một  nền giáo dục quá chú trọng việc kiểm tra kiến thức hơn là giúp học sinh của mình biết cách sử dụng kiến thức đã thu thập được để giải quyết sự việc và đó mới chính là vấn đề quan trọng! Kiến thức mà không được sử dụng một cách sáng tạo, không biết vận dụng trí tuệ là Kiến Thức Chết .

           Lối đánh giá giáo dục qua việc kiểm tra kiến thức làm cho học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức như một cái máy, chỉ biết nhồi nhét bằng cách học thuộc lòng mà đôi khi chúng không hiểu biết gì cả! Đã không hiểu biết thì không nhớ và không thể nào biết phát huy sáng tạo trong việc sử dụng kiến thức của mình!  Vã lại bên cạnh bài học luôn luôn có sẳn giải đáp nên học sinh dễ ỷ lại và trở nên lười biếng vì vậy khi vào đời học sinh thiếu tính độc lập, không dám quyết định và cũng không dám chịu trách nhiệm việc sai phạm mà mình đã làm. Lối giáo dục đó dứt khoát sẽ tạo nên một hệ thống Quan lại,Viên chức thiếu quyết đoán, vô trách nhiệm và trở thành những kẻ dối trá bàng bạc khắp trong xã hội .

            Tóm lại tính cách khoa học của nền giáo dục hiện đại là không hoàn toàn chú trọng đến việc học sinh tiếp thu được bao nhiêu kiến thức ở nhà trường, nhưng điều tối cần là giúp học sinh biết sử dụng mớ kiến thức đã thu thập được ở học đường để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Đó là điều kiện tối quan trọng để giúp học sinh không bỡ ngỡ,lạc lõng hầu có một bản lĩnh thật sự hữu ích khi vào đời.

alt

4-Giáo Dục Khai Phóng:

           Giáo dục Khai Phóng là nền giáo dục tựa trên ba mục tiêu rõ rệt là Nhân Bản -Khoa Học-Khai Phóng hay nói một cách khác là ba phương cách tạo điều kiện để trẻ em có được một nền giáo dục toàn diện và hài hòa trong việc phát triển bản thân, tâm hồn và trí tuệ của con trẻ.

            Để rèn luyện con người toàn diện,ngoài mục tiêu Nhân Bản và Khoa Học, nền giáo dục cần phải có tính cách Khai Phóng tức là khai mở trí tuệ của học sinh để giúp chúng có thái độ thực tiển trong cuộc sống, một thái độ có tính cách tự tin, độc lập, sáng tạo, có tinh thần cởi mở để tiếp thu tư tưởng mới, khai phóng đầu óc hầu có một viễn kiến rộng, một tầm nhìn phóng khoáng, khách quan, để nghiên cứu một cách khoa học, và rút ra những tinh túy dựa trên các giá trị Nhân Bản cho phù hợp với dân tộc tính, hầu chuẩn bị cho người sinh viên dấn thân trong một thế giới đầy biến chuyển không ngừng như hiện nay.

            Trong phương pháp giáo dục nầy khi dạy nhà giáo không thể đọc cho học sinh, sinh viên chép một cách thụ động theo bài vở đã soạn sẳn mà phải giới thiệu những kiến thức mới, đồng thời hướng dẫn học sinh tự tìm ra những kiến thức mới đó qua báo chí, sách vở, thư viện, mạng lưới thông tin toàn cầu…để tìm tòi tài liệu liên quan đến vấn đề đang học hoặc đang khảo cứu; Nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện ngoài giờ để học sinh phát huy tính sáng tạo bằng cách tham gia các hoạt động Hiệu Đoàn, chẳng hạn như ca hát, du khảo, thể dục thể thao, học hùng biện, học tranh luận, phát biểu ở các cuộc họp mặt trong tinh thấn dân chủ, học cách tổ chức cấm trại, sinh hoạt trại, học ứng cử bầu cử ban chấp hành Hiệu Đoàn và ban đại diện lớp…Qua đó ta phát huy được tiềm năng con người Việt Nam.

            Khi giảng dạy ở lớp, nhà giáo phải tìm cách liên hệ bài học với cuộc sống thực tế trong xã hội nhầm giúp học sinh phát triển sự hiểu biết tổng quát để có khả năng suy luận, phán đoán và sáng tạo thay vì bắt chước mà không hề vận dụng trí tuệ! Như vậy ta sẽ giúp học sinh phóng tầm mắt và sự suy nghỉ của mình vào caí thế giới quan luôn luôn biến động và tiến triển không ngừng.

            Muốn khai thác tài liệu quý báu của nhân loại và những kiến thức mới trên thế giới của các nước có nền khoa học hiện đại thì học sinh,sinh viên phải được trang bị một khả năng sử dụng hữu hiệu một ngoại ngữ (Anh ngữ chẳng hạn) để thu nhận dễ dàng những kiến thức đó hầu gạn lọc tìm ra cái Tinh tuý để áp dụng cho phù hợp với Tiến trình phát triển của đất nước.

            Tóm lại để đào tạo con người toàn diện, nền giáo dục dứt khoát phải có triết lý giáo dục hài hòa,vì Triết lý đó là Kim Chỉ Nam hướng dẫn nền giáo dục của một nước trong công cuộc đào tạo để chuẩn bị những con người có Trách nhiệm với Bản thân , Gia đình, Xã hội và Đất nước, hầu phục vụ một cách hữu hiệu cho quyèn lợi của  toàn thể Công Đồng Dân Tộc trong ngày mai. 
                                        
Thân Ái,

alt

Nguyễn Hữu Chánh
(Cựu Hiệu Trưởng Trường Nam Thủ Khoa Huân - Vĩnh Long 1973-1975)




Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.