TKH - banner 03

Search

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Visitor Counter

User Rating: 0 / 5

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 
 
(Chúng tôi ghi lại những sinh hoạt đáng nhớ của trường trung học Thủ Khoa Huân là để tìm lại những Kỷ Niệm  Đẹp của một thời đã qua. )   
   
 I- Trận đấu bóng tròn giữa đội Thủ Khoa Huân và hội Nghệ Sĩ Sài Gòn.

     Vào năm 1974, khi miền Trung gặp thiên tai bão lụt, Ban Giám Đốc nhà trường quyết định gây qũy giúp đồng bào ruột thịt miền Trung. Để đạt mục đích BGĐ và HĐGS trường nam trung học Thủ Khoa Huân quyết định tổ chức một trận đấu bóng tròn với đội Nghệ Sĩ Sài Gòn tại sân Vận Động Tỉnh và một đêm Đại Nhạc Hội tại nhà Đa Dụng Vĩnh Long.
 
 
(Đội bóng tròn Thủ Khoa Huân trước khi ra sân đấu với Hội Nghệ Sĩ Sài Gòn tháng 10/1974)

        A-    Tổ chức:
 
1- Chịu trách nhiệm tổng quát gồm các Ông:
  -  Nguyễn Hữu Chánh (Hiệu Trưởng) -Trần Văn Thạnh (Giám Học)-Nguyễn Xuân Thủ (Phụ Tá Giám Học) - Phạm Văn Cảnh (Tổng Giám Thị).
2- Cố vấn: Ông Mai Phùng Võ (Hội Trưởng .Hội Phụ Huynh Học Sinh)
3- Tiếp xúc với đội Nghệ Sĩ Sài Gòn: Ông Lê Hoàng Minh ( Giáo Sư Luyện Viên Huấn ).
4- Biểu ngữ và quảng cáo gồm Ông:-Nguyễn Văn An (Giáo Sư) – Em Nguyễn Thế Đệ (Học Sinh).
5- Trật tự Sân bải trong trận Bóng Đá gồm các Ông: Võ Minh Thế (Giáo Sư ) -Nguyễn Hữu Huệ (Giáo Sư) – Lê Văn Lắm (Giáo Sư)
     Lâm Văn Sang (Giáo Sư) - Nguyễn Ngọc Tân (Giáo Sư) – và một số Em HS tự nguyện cộng tác.
6- Trật tự trong đêm đại nhạc hội gồm các Ông: Nguyễn Thành Sơn (Giáo Sư) - Nguyễn Hữu Quận (Giáo Sư)-Hoàng Trọng Quy (Giáo Sư)     và một số Em HS tự nguyện cộng tác.
7- Tổ tài chánh gồm các Cô : - Trương Thị Hạnh (Giáo Sư) – Trương Thị Mỹ Linh (Giáo Sư) - Nguyễn Thị Loan Anh(Giáo Sư)
     Phạm Thị Út (Giáo Sư).
    Để có trận đấu, đại diện nhà trường là GS-HLV Lê Hoàng Minh đến tiếp xúc với đại diện Hội Nghệ  Sĩ Sài Gòn là Duy Ngọc và được nhận lời ngay vì họ ý thức đây là một việc làm Từ Thiện.
 
 
     Hàng đứng: Đội Thủ Khoa Huân áo trắng kể từ trái.:
         Ông Trâm, Ông Tốt, Ông Trong, các Em Lâm(thủ quân), Luân, Tuấn, Sơn, Ái, Thặng, Đức, Hoàng (Thủ môn), Thanh, thầy Minh, Ông Tư (Nha sĩ), Ông Sáu Triều.
      Hàng ngồi: kể từ trái là đội Nghệ Sĩ được tăng cường một số cầu thủ Hải Quan Sài Gòn.
         1/-Người ngồi thứ ba kể từ trái : Bảo Quốc. 2/-Người thứ tư :Thành Được. 3/-Người thứ sáu : Chế Linh.
        4/-Người thứ tám : Hùng Cường.   5/-Người thứ Mười : Nhật Trường (Thủ Quân).
         Trận đấu:

        1- Thành phần hai đội
        2- Trận đấu giữa đội Thủ Khoa Huân và đội Nghệ Sĩ Sài Gòn là một điều mới lạ tại tỉnh nhà, nên khán giả đến xem rất đông, kể cả qúy bà, qúy Cô Buôn Gánh Bán Bưng bỏ cả một buổi chợ chiều để đến xem trận đấu, nhất là vì tính cách hiếu kỳ muốn nhìn thấy tận mặt các nghệ sĩ nổi tiếng mà họ đã từng nghe danh từ trước.
      Để mở màn trận đấu, nữ nghệ sĩ Bạch Tuyết đá quả bóng đầu tiên trên sân cỏ, với sự vổ tay nồng nhiệt của khan giả (Hình bị thất lạc !). Sau đó trận đấu bắt đầu dưới sự điều khiển của trọng tài chính là Ông Trâm cùng với hai trọng tài biên là Ông Tốt và Ông Triều.
    Khởi đi với những đường bóng rất đẹp và ngay những giây phút đầu tiên cả hai đội đem hết khả năng ra thi đấu nên trận đấu càng lúc càng trở nên sôi động, làm khán giả khắp cầu trường say mê theo dỏi và không kém phần hồi hộp khi banh xuống sát khung thành đội nhà!

     Qua 45 phút hiệp đầu hai đội hòa nhau 0-0.

     Tái đấu, đội nghệ sĩ tăng cường một số cầu thủ của đội Ba Son Sài Gòn. Do đó hiệp nhì, đội nghệ sĩ tỏ ra lấn sân hơn đội Thủ Khoa Huân, khiến cho hàng phòng thủ đội nhà phải hết sức vất vả tả xung hữu đột để chống đở, làm trận đấu càng về cuối càng hấp dẫn và hồi hộp. Mười phút trước khi kết thúc trận đấu, đội khách mở tỷ số trước 1-0 , nhờ công của một cầu thủ Ba Son tăng cường, nhưng chỉ vài phút sau đội Thủ Khoa Huân san bằng được tỷ số 1-1 , khiến cầu trường như muốn nổ tung vì tiếng cổ vỏ. Trước khi tiếng còi tan trận vang lên, đội khách nâng tỷ số lên 2-1. Đây quả thật là một trận cầu đáng nhớ, đã làm hài lòng tất cả khán giả mộ điệu tỉnh nhà.

II- Đêm Đại Nhạc Hội: Với sự tham dự của những nghệ sĩ tài danh của Sài Gòn lúc bấy giờ:
 
 
 Nữ nghệ sĩ  (Hình) :1- Bạch Tuyết 2 - Hương Lan 3- Phương Hồng Quế 4- Thanh Tuyền 5- Giao Linh 6- Kim Ngọc.

    Phần văn nghệ: Với thành phần nghệ sĩ tài danh nêu trên khiến cho khán giả đến dự đêm Đại Nhạc Hội rất đông và nhà Đa Dụng không còn chỗ trống, vì vậy nhân viên nhà trường phải hết sức vất vả trong việc giữ trật tự và sắp xếp chỗ ngồi.
    Với tài nghệ độc đáo trong diễn xuất và ngọt ngào trong lời ca, các nghệ sĩ đã làm sai mê khán giả tỉnh nhà với những ca khúc trử tình chan hoà tình tự dân tộc qua những nhạc phẩm như Ông Lái Đò, Ngỏ Hồn Qua Đêm, Nổi Buồn Hoa Phượng, Lòng Mẹ, Chiếc Áo Bà Ba…
    Bằng giọng ca điêu luyện, đầy tính nghệ thuật của Giao Linh, Thanh Tuyền, Phương Hồng Quế, Hùng Cường, Nhật Trường xen lẫn những bài cổ nhạc với giọng ca truyền cảm của Hữu Phước, Hương Lan, Thành Được và đôi khi vui nhộn với nữ nghệ sĩ Kim Ngọc. Thêm vào đó là hai danh hài Bảo Quốc, Phi Thoàn làm khán giả cười nghiêng ngửa với những trích đoạn hài thâm thúy, chỉ trích lối sống hiện sinh cùa một thiểu số thanh thiếu niên chạy theo trào lưu ngoại lai thời bấy giờ!
 
     Nam nghệ sĩ (Hình):1- Bảo Quốc 2 -Chế Linh 3 -Hùng Cường 4 -Hữu Phước 5 -Nhật Trường 6 -Thành Được 7- Phi Thoàn.

      Tổng kết:
      
     Tóm lại, qua việc tổ chức liên tục trong cùng một ngày hai sự kiện Thể Thao và Văn Nghệ lớn của trường, đã làm toàn thể nhân viên phụ trách rất vất vả. Nhưng bù lại nổ lực đó là một kết quả hết sức khích lệ, một sự thành công về tài chánh và nghệ thuật hơn sự mong đợi của Ban Giám Đốc và Hội Đồng Giáo Sư nhà trường.
    Tổ trưởng tài chánh là cô Trương Thị Hạnh cùng vời qúy vị giáo sư trong tổ đã phải thức gần suốt đêm để hoàn tất việc kiểm toán tài chánh. Sau khi thù lao cho các nghệ sĩ và thanh toán tất cả chi phí khác, tổ tài chánh công bố kết quả số tiền còn lại là 1 triệu đồng (1,000,000.00) của thời kỳ 1974.
    Toàn thể Ban Giám Đốc, Hội Đồng Giáo Sư nhà trường rất vui mừng và đồng ý gởi trọn số tiền thu được để giúp đồng bào miền Trung đang gặp thiên tai lúc bấy giờ.
    Đây là một việc làm cao đẹp, thể hiện trọn vẹn tình người, một việc làm phát xuất từ Tấm lòng “Lá Lành Đùm Lá Rách”, từ sự đoàn kết và nổ lực của nhân viên và học sinh toàn trường, bên cạnh sự hợp tác nhiệt tình của hội Phụ Huynh Học Sinh, và đặc biệt từ sự đóng góp bất vụ lợi của các anh chị em Văn Nghệ Sĩ Thủ Đô tham dự trong ngày hôm đó.

   Ghi lại những sinh hoạt của nhà trường, chúng tôi không mong gì hơn là để gợi nhớ về những kỷ niệm qúy báu của một thời đã qua, những kỷ niệm đã in sâu vào tâm khảm của mọi người chúng tôi, những người đã từng sống và sinh hoạt nơi ngôi trường mang tên THỦ KHOA HUÂN, dù tên trường không còn nữa, nhưng tinh thần Thủ Khoa Huân vẫn mãi mãi trong tim chúng tôi cho dù giờ đây, bạn bè, thầy trò đã tản mác khắp chân trời góc biển theo vận nước nổi trôi, nhưng lúc nào cũng hướng về trường cũ quê ta, nơi lưu dấu biết bao kỹ niệm êm đềm đầy tính năng động của thời son trẻ, những kỷ niệm vào đời với Tình Bằng Hữu, Nghĩa Thầy Trò. Ngần thứ ấy tạo nên những hình ảnh sinh động luôn luôn bàng bạc trong tâm hồn người viễn xứ với niềm mong nhớ không nguôi.
 

Virginia ngày 15/12/2012.
Nguyễn Hữu Chánh   

 

 

 

 

 

 

 

Add comment

Security code
Refresh

Tìm bài theo vần ABC

No articles to show.